Các trọng tài có quyền lực điều thẻ đối với những hành vi cấm trong thi đấu bóng đá. Việc rút thẻ đỏ và thẻ vàng trong bóng đá có ý nghĩa gì, mục đích như thế nào? Hãy cùng F8BET điểm qua quy định về 2 loại thẻ này ngay trong nội dung sau đây.
Quyền của trọng tài trong bóng đá
Bóng đá chúng tôi đang đề cập đến là luật chơi sân 11 người, bạn sẽ thấy ngoài các cầu thủ 2 đội thì có một vị vua (thường mặc áo đen) chạy quanh sân theo dõi đường bóng. Họ chính là trọng tài và làm chủ mọi quyết định của cuộc chơi, một người rất quyền lực có thể gián tiếp tác động đa chiều hướng kết quả của trận đấu.
Quyền của họ sẽ là trực tiếp ban hành những tấm thẻ mục đích răn đe hoặc phạt cầu thủ, ban huấn luyện. Tương ứng với tấm thẻ khác nhau mà quy định phạt cũng khác nhau, chúng ta có 2 loại thẻ vàng và đỏ. Ở mức đỏ mang tính chất nặng nề nhất, so với vàng thì ở mức cảnh cáo là chủ yếu.
Thẻ đỏ và thẻ vàng trong bóng đá
Giữa 2 tấm thẻ này ẩn chứa quy định gì, các bạn xem hết thông tin bên dưới để hiểu hơn nhé:
Thẻ đỏ
Khi trọng tài rút thẻ đỏ thì một cầu thủ sẽ rời khỏi sân ngay lập tức, bị tước quyền thi đấu. Đây là tấm thẻ nặng nhất và cầu thủ sẽ phải đối mặt rất nhiều vấn đề, ngoại trừ được nghỉ ngơi sớm hơn họ còn bị treo giò (cấm đăng ký thi đấu) trong các trận tiếp theo.
Thẻ vàng
Thẻ vàng đơn giản chỉ là dạng thẻ cảnh cáo, mục đích răn đe các hành vi thô lỗ trên sân ở mức chấp nhận được. Thông thường các cầu thủ luôn muốn lấy thẻ ở những pha bất khả kháng, nhằm tránh cơ hội dẫn đến bàn thua. Tuy nhiên nếu bạn nhận 2 thẻ vàng trong cùng trận đấu, chúng sẽ thành thẻ đỏ.
Khi nào nhận thẻ đỏ và vàng?
Theo quy định của FIFA thì trọng tài được rút thẻ trong các trường hợp sau:
Thẻ vàng
Đa số thuộc các lỗi không quá nghiêm trọng như những pha cản bóng không hợp lệ, cầu thủ xô xát nhẹ, câu giờ, đẩy người hoặc đơn giản là kéo áo. Việc đưa ra thẻ vàng cũng rất đa dạng và còn phụ thuộc vào tuỳ tình huống, đương nhiên là đòi hỏi kinh nghiệm của trọng tài.
Thẻ đỏ
Nếu phản ứng thái quá thì cầu thủ cũng có thể nhận thẻ đỏ, thông thường khi đưa ra mức thủ đỏ, trọng tài sẽ xem xét các lỗi trong luật 12. Bao gồm việc dùng tay chơi bóng trong vòng cấm (không phải thủ môn), đánh người, lăng mạ, các hành vi xô xát nặng dẫn đến vũ lực, xúc phạm cổ động viên,…
Những bất lợi khi đội nhà nhận thẻ phạt
Khán giả hình dung về các thẻ phạt khá đơn giản, tuy nhiên thì trong trận đấu việc nhận thẻ từ trọng tài gây ra rất nhiều bất lợi, cụ thể là:
Với thẻ vàng thì cầu thủ đó phải thật cẩn thận trong thời gian sắp tới, tuyệt đối tránh những trường hợp phạm lỗi để nhận thêm 1 thẻ nữa. Dĩ nhiên là họ sẽ phải chơi rén sức hơn, đối với vị trí hậu vệ điều này thật khó để tranh chấp với cầu thủ đội bạn.
Riêng thẻ đỏ, đội của bạn sẽ mất 1 quyền thi đấu tức trên sân giờ chỉ còn 10 người. Như vậy là bạn thua thế so với đội bạn, khả năng cao từ thời điểm đó đến cuối trận tình thế sẽ đảo ngược (nếu đội bạn đang dẫn trước). Trường hợp nặng nề hơn là thủ môn nhận thẻ đỏ, sẽ có một cầu thủ khác đứng ra đảm nhiệm khung thành trống. Cơ bản là so với một thủ môn có chuyên môn thì việc bù trừ này mang tính chất bù nhìn.
Một số luật ngầm thẻ đỏ có thể bạn chưa biết
Thật hiếm khi bạn thấy được trận đấu có nhiều thẻ đỏ, trong lịch sử đã có một số trận như vậy. Song chúng ta sẽ có một số luật ngầm trong việc quy ước số thẻ đỏ trong một trận đấu:
- Trận đấu sẽ bị dừng lại nếu như một đội nhận 4 thẻ đỏ, tức là tước 4 quyền thi đấu trên sân chỉ còn lại 7 người
- Riêng trường hợp số thẻ đỏ là 5 trận đấu kết thúc và đội đó nhận thất bại 3-0, đương nhiên là số thẻ này không tính cho ban huấn luyện và các cổ động viên.
Nguồn gốc của chiếc thẻ
Các bạn cần hiểu tính lịch sử của những chiếc thẻ phạt bởi trước đó không đơn thuần có mặt những chiếc thẻ màu này trên sân. Một thời gian khá lâu về trước, các trọng tài khi phạt lỗi cầu thủ sẽ phải đến trước họ và nói.
Tuy nhiên thì cách này không hữu dụng bởi không phải đội bóng nào cũng có chung ngôn ngữ. Vì vậy việc phạt cầu thủ diễn ra khá lâu khiến trận đấu phải dừng lại, gây khó chịu cho người theo dõi. Thế là từ đó công cụ thẻ phạt ra đời nhờ vào vị trọng tài Ken Aston (nước Anh). Đến thời điểm 1970, các thẻ phạt được áp dụng một cách phổ biến đến hiện tại.
Kết luận
Với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, các bạn cũng hiểu rõ về bản chất của các tấm thẻ đỏ và thẻ vàng trong bóng đá. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về quy định thẻ phạt, tránh trường hợp thắc mắc khó hiểu khi xem bóng đá.